Một vài thuật ngữ trong máy giặt công nghiệp

24.07.2014

Bài viết này xin được đưa ra mang tính chất tham khảo về những thông tin và các thông số mà khách hàng thường quan tâm khi bắt đầu làm quen và tìm hiểu với máy giặt công nghiệp.

>> Xem thêm: Máy giặt vắt công nghiệp

1. Máy giặt Hardmount


Kiến thức máy giặt công nghiệp
 

Thiết bị Hardmount và cấu tạo khung máy

Máy giặt Hard-mount được dịch nôm na là Máy giặt “chân cứng"! Loại thiết bị này được gắn vào khung máy, khung máy được thiết kế nguyên khối theo hình chữ A hoặc loại chữ H. Do thiết kế nguyên khối như vậy, khi máy vắt phải cần điểm tì và bắt buộc thiết bị phải được gắn chặt xuống bệ đặt máy để lấy điểm tì này. Bệ đặt máy thường phải xây từ âm dưới sàn lên tới cao hơn mặt sàn để vừa làm điểm tì vừa để giảm rung mỗi khi máy vắt. Máy hardmount có chi phí đầu tư rất hợp lý, tuy nhiên các loại thiết bị hardmount có công suất lớn chỉ nên phù hợp đặt ở tầng trệt. 

2. Máy giặt Softmount

Kiến thức chuyên ngành máy giặt công nghiệp
 

Thiết bị Softmount và cấu tạo khung máy

Máy giặt Soft-mount dịch nôm na là máy giặt chân mềm! Loại thiết bị này được cấp trúc theo kiểu treo. Buồng giặt được treo và đỡ bởi thiết bị chống rung (thường là các lò xo lớn, hoặc giảm xóc thủy lực). Ở các dòng máy do Nhật Bản sản xuất còn thấy sử dụng các bóng đệm hơi (air-spring). Tuy nhiên tất cả đều một mục đích chống rung và giữ trạng thái ổn định cho thiết bị khi vắt. Do vậy thiết kế của máy này thường phức tạp hơn máy hardmount, nhưng đổi lại loại máy này có thể đặt mà không cần bệ máy, rất dễ dàng đối với các phòng giặt ở trên tầng cao. 

>> Xem thêm: Phân biệt máy giặt công nghiệp và máy giặt gia dụng

3. G-force và tốc độ vắt

Quá trình vắt nước khỏi đồ giặt trong các thiết bị giặt là công nghiệp là một ứng dụng của lực li tâm. Lực li tâm tỉ lệ thuận với khối lượng và bình phương vận tốc quay. Do đó, khối lượng giặt càng lớn, tốc độ vắt càng nhanh thì lực li tâm cũng càng mạnh.

Các loại thiết bị hardmount được thiết kế sao cho tốc độ quay không quá lớn, do thiết kế của dòng máy này không có các bộ phận giảm rung/chấn, ngược lại các loại thiết bị softmount có tốc độ nhanh hơn rất nhiều và đây là lí do các thiết bị softmoutn có giá đắt hơn hơn hardmount.

G-Force là một đại lượng có tỉ lệ với tốc độ quay của lồng giặt. Với cùng thể tích lồng, G-force càng cao thì tốc độ quay càng nhanh. G-force trong các dòng máy softmount luôn lớn hơn 250-360(t.ứng tốc độ vắt 800 - 1200 RPM). Còn đối với dòng hardmount, đại lượng này chỉ ở mức trung bình ~ 150 (tương ứng 450 - 650 RPM). G-force được tính theo công thức :

[(tốc độ quay thiết bị)2 x đường kính lồng giặt (mm)] : 2775.5 = "G-force"

 4. Water rention - Lượng nước còn lại

Lượng nước còn lại trong đồ sau giặt được quyết định bởi G-force hay tốc độ vắt của thiết bị. Đối với máy softmount, lượng nước này còn khoảng 37-45%; tỉ lệ này đối với máy hardmount là vào khoảng 75-80%. Thông số này sẽ ảnh hưởng tới thời gian sấy sau giặt, nếu lượng nước còn lại ít, thời gian sấy sẽ nhanh và ngược lại. Thời gian sấy chênh lệch giữa máy soft và hard mount có khi lên tới 2 lần ! Việc lựa chọn thiết bị softmount hay harmount cần được tính toán kỹ và cần quan tấm đến thông số này.

>> Máy sấy công nghiệp


Liên hệ Công ty thiết bị giặt Pantrading để được tư vấn tận tình qua hotline 0919 302 879

Nguồn: Tổng Hợ

Tin nổi bật
list
arrow_forward_ios
Sản phẩm khác