Tại các bệnh viện và cơ sở y tế, tiêu chí sức khỏe và sự an toàn của con người luôn được đặt lên hàng đầu. Việc giặt ủi đồ vải trong bệnh viện không chỉ đơn thuần là làm sạch quần áo, mà còn là một hoạt động vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn và phòng chống nhiễm khuẩn trong môi trường y tế. Do đó, việc thiết lập hệ thống quản lý và xử lý đồ vải hiệu quả là trách nhiệm thiết yếu của mỗi cơ sở y tế nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên y tế và cộng đồng.
Cùng Pan Trading JSC tìm hiểu chi tiết các thông tin về quy trình giặt ủi và quản lý đồ vải tại các bệnh viện nhé.
1. Đồ vải y tế bao gồm những gì?
Đồ vải y tế là drap giường, chăn mền, bao gối, áo blouse, khăn trải bàn, khăn tắm, quần áo bệnh nhân, v.v., và thường được phân loại thành các nhóm sau:
- Đồ vải thông thường: là những đồ vải phát sinh từ các phòng bệnh thông thường, không phải bệnh truyền nhiễm, không dính máu, dịch cơ thể hoặc chất thải sinh học.
- Đồ vải bẩn, nhiễm khuẩn: là những đồ vải phát sinh từ các phòng bệnh truyền nhiễm, đồ vải có dính máu, dịch cơ thể hoặc chất thải sinh học, đồ vải phòng mổ, có khả năng lây bệnh cao.
2. Vì sao cần phải quản lý đồ vải y tế?
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo
Bệnh viện là nơi có nhiều bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, họ có thể mắc các bệnh khác nhau. Những bệnh này có thể lây truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác, hoặc từ nhân viên y tế sang bệnh nhân. Điều này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo tại bệnh viện.
Việc kiểm soát nhiễm khuẩn tốt bao gồm giặt sạch và khử trùng đồ vải sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh này, ngăn chặn chúng lây lan sang bệnh nhân khác, nhân viên y tế và cả cộng đồng.
- Bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân, cán bộ y tế và cộng đồng
Đồ vải trong bệnh viện được biết là chứa nhiều loại vi sinh vật. Nguy hiểm hơn, một số loại vi sinh vật như: vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và Enterococcus kháng vancomycin (VRE) có thể tồn tại trong nhiều ngày trên đồ vải. Nếu đồ vải bị nhiễm bẩn và không được xử lý tốt sẽ trở thành nguồn lây nhiễm chéo tiềm ẩn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các chuyên gia y tế nên xử lý đồ vải và hàng dệt nhiễm bẩn với mức độ xáo trộn ít nhất để tránh gây nhiễm bẩn không khí, bề mặt và con người (bao gồm cán bộ y tế, bệnh nhân, thân nhân và cộng đồng xung quanh)
Ngoài ra, bệnh nhân trong tình trạng suy nhược hoặc sức khỏe yếu thường có hệ thống miễn dịch kém, dễ bị vi khuẩn và vi rút tấn công. Trong khi draf trải giường lại thường ấm và ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút phát triển. Việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hạn chế các biến chứng do nhiễm trùng gây ra.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện và cơ sở y tế
Việc kiểm soát và xử lý đồ vải y tế tốt, tuân thủ theo quy định của nhà được sẽ góp phần đảm bảo dịch vụ, để lại ấn tượng tốt trong lòng bệnh nhân và người nhà, góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện.
3. Một số lưu ý để quản lý và xử lý đồ vải y tế hiệu quả
- Không sử dụng đồ vải rách, quá cũ nát hoặc thay đổi màu sắc, loang lỗ, không đảm bảo thẩm mỹ.
- Không gài kim, vật sắc nhọn vào đồ vải
- Kiểm tra đồ vải trước khi thu gom và thay thế, tránh để quên tiền, đồ dùng, tư trang của bệnh nhân.
- Không được rũ đồ vải bẩn trên giường.
- Mang găng tay khi thu gom đồ vải có dính máu, dịch cơ thể hoặc đồ vải trong các buồng cách ly.
- Không bao giờ ôm đồ vải sạch hoặc bẩn áp trực tiếp trên đồng phục.
- Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà.
- Không đặt đồ vải sạch ở nơi có thể bị nhiễm bẩn.
- Đồ vải sạch phải được lưu giữ bảo quản trong tủ/ kho đồ vải sạch cho tới khi sử dụng.
- Đồ vải sạch khi vận chuyển phải được gói kín (trừ đồ y phục được trả bằng mắc áo) và được vận chuyển bằng xe sạch.
- Đồ vải phục vụ phẫu thuật, thủ thuật được đóng gói theo bộ và được phát ra dưới dạng vô khuẩn.
4. Quy trình xử lý và quản lý đồ vải y tế tại bệnh viện được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Thu gom đồ giặt tại toàn bộ các khoa, phòng của Bệnh viện
Đồ giặt sẽ được thu gom tại các khoa phòng của Bệnh viện. Đối với đồ vải của bệnh nhân tại các buồng cách ly phải được thu gom trong túi nilon riêng, buộc kín miệng túi và trên mỗi túi cần dán nhãn ghi rõ số lượng, chủng loại và nguồn gốc đồ vải.
Đồ vải bẩn được vận chuyển về khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bằng phương tiện riêng (xe ô tô hoặc xe đẩy tay).
Bước 2: Giao nhận đồ vải tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
Tại đây, tổ Giặt ủi của bệnh viện có trách nhiệm đếm, kiểm số lượng, chủng loại đồ vải đã nhận và ký xác nhận vào phiếu giao nhận.
Bước 3: Vận chuyển đồ vải về nhà giặt và phân loại
Đồ giặt được đưa về xưởng giặt bằng xe đẩy chuyên dụng, đến tập kết tại vị trí chờ. Tại đây, đồ vải được phân loại và đem đi cân như sau:
(1) Đồ vải thông thường (đồ nhân viên)
(2) Đồ vải thông thường (quần áo bệnh nhân và chăn draf, bao gối từ phòng bệnh thông thường)
(3) Đồ vải dính máu, dịch cơ thể và đồ vải từ khu vực lây nhiễm.
(4) Đồ vải phẫu thuật
(5) Đồ vải màu
(6) Đồ vải khác
- Loại bỏ các đồ dùng, vật dụng khác (bút bi, bông, gạc v.v) có lẫn trong đồ vải.
- Mang đầy đủ phưong tiện phòng hộ cá nhân khi phân loại đồ vải bẩn như: áo quần, khẩu trang, găng tay, áo choàng, tạp dề,...
- Xử lý đồ vải qua hóa chất.
Đồ vải được phân loại theo từng nhóm là bước quan trọng để nâng cao hiệu quả của quá trình giặt sấy.
Bước 4: Giặt đồ vải y tế với máy giặt công nghiệp
- Đối với từng loại đồ vải đã phân loại, được giặt bằng máy riêng với các chương trình giặt đã được lập trình sẵn để phù hợp với tính chất của từng loại vải.
- Đối với những có dây máu, dịch cơ thể hoặc những vết bẩn lớn (mực bút bi, gỉ, hoen ố...) sẽ được dùng hóa chất tẩy điểm trước khi cho vào mẻ giặt.
- Lưu ý quan trọng khi giặt đồ vải với máy giặt công nghiệp:
- Trọng lượng đồ vải không được vượt quá công suất của máy.
- Lựa chọn đúng chương trình giặt và đúng lượng hóa chất theo từng mẻ đồ đã phân loại và cân sẵn.
- Quá trình giặt tẩy thông thường sẽ trải qua các giai đoạn: giặt sơ bộ, giặt chính, giũ, xả, trung hòa, vắt.
- Hóa chất giặt bao gồm: hóa chất tẩy điểm tẩy máu, dịch tiết, mồ hôi, tẩy mỡ; hóa chất kiềm hóa; hóa chất giặt chính; hóa chất tẩy trắng; hóa chất trung hòa; hóa chất làm mềm và thơm vải.
Bước 5: Sấy khô
- Sau khi giặt xong, lấy đồ vải ra khỏi máy giặt. Cho vào máy sấy, đảm bảo thời gian sấy và làm mát đối với từng loại đồ vải để đồ có thể khô hoàn toàn, không nhăn và bay màu.
Bước 6: Ủi, gấp đồ và đóng gói
- Yêu cầu tổ Giặt ủi chịu trách nhiệm ủi thẳng, gấp, đóng gói riêng từng loại đồ vải theo đúng số lượng quy định.
Bước 7: Đồ sạch được phân loại xếp vào kho hoặc xe đẩy chứa đồ để giao nhận và phân phối lại cho các bộ phận sử dụng
- Giao toàn bộ đồ vải đã được gấp nhập kho kiểm soát nhiễm khuẩn (có phiếu ký nhận).
- Đồ giặt sau khi đã được giặt sạch sẽ, gấp gọn gàng, phân loại lưu trữ tại kho đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ.
- Sử dụng xe riêng để vận chuyển đồ vải sạch.
- Đồ vải sạch được che phủ hoặc có vải bọc để phòng ô nhiễm khi vận chuyển.
Bước 8: Quản lý đồ vải tại kho lưu trữ và các đơn vị sử dụng
- Quản lý lượng đồ vải được giao: Cơ số đồ vải phục vụ thay đột xuất, đồ vải bệnh nhân đang sử dụng, đồ vải phục vụ các hoạt động chuyên môn với các khoa tự thay đồ vải.
- Đề xuất và lập dự trù với bệnh viện về các chủng loại đồ vải mới cần thiết cho công tác chăm sóc và điều trị.
5. Vì sao nên sử dụng máy giặt công nghiệp và máy sấy công nghiệp cho nhà giặt bệnh viện?
Máy giặt công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình giặt và khử trùng đồ vải y tế trong bệnh viện và cơ sở y tế. So với máy giặt gia đình (máy giặt gia dụng) thì máy giặt công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích và đặc điểm phù hợp với nhu cầu giặt ủi chuyên biệt trong môi trường y tế:
- Có khả năng xử lý khối lượng lớn đồ vải
Máy giặt công nghiệp có nhiều công suất khác nhau, lên đến hàng trăm kí đồ vải cho mỗi mẻ giặt, giúp tăng hiệu suất giặt ủi và giảm thời gian quay vòng, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho các cơ sở y tế.
Các cơ sở y tế sẽ được tư vấn công suất máy giặt phù hợp với khối lượng đồ giặt hàng ngày để tối ưu nhất có thể.
Máy giặt công nghiệp được thiết kế đặc biệt với nhiều chương trình giặt đa dạng, kết hợp với việc sử dụng các loại hóa chất giặt chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn và vi khuẩn cứng đầu bám trên đồ vải bệnh viện.
Việc sử dụng máy giặt công nghiệp trong bệnh viện và cơ sở y tế cũng như thiết kế bố trí máy giặt sấy phù hợp sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn chéo.
- Tiết kiệm thời gian và nhân lực
Máy giặt công nghiệp có khả năng xử lý khối lượng lớn đồ vải, giúp tiết kiệm thời gian giặt ủi cho các cơ sở y tế. Điều này giúp nhân viên có thêm thời gian để làm các công việc khác quan trọng hơn trong bệnh viện và cơ sở y tế.
- Đa dạng chương trình giặt
Máy giặt công nghiệp được thiết kế với các chương trình giặt khác nhau để phù hợp với nhiều loại đồ vải như draf trải trải giường, khăn tắm, quần áo bệnh nhân, đồng phục cán bộ y tế và các vật dụng khác.
Với những lợi ích trên đây, việc sử dụng máy giặt công nghiệp là một đầu tư hiệu quả cho các cơ sở y tế.
PAN TRADING JSC với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn khách hàng thiết kế nhà giặt, chọn lựa thiết bị giặt công nghiệp phù hợp
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nhà giặt công nghiệp, cùng với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, Pan Trading JSC được nhiều khách hàng là các bệnh viện lớn, các cơ sở y tế tin tưởng chọn làm đối tác cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ cho các nhà giặt như: Bệnh Viện Quốc Tế Becamex Bình Dương, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang, Bệnh Viện Trung Ương Huế...
Chúng tôi sẽ khảo sát và tư vấn cho khách hàng để đảm bảo:
- Duy trì các tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn cao nhất.
- Duy trì chất lượng của đồ vải cao nhất: drap, chăn mền, quần áo bệnh nhân, đồng phục y bác sĩ...
- Ngăn ngừa nhiễm chéo.
- Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn vận hành thuần thục.
HOTLINE: (84-28) 3840 2222
Saritown, Khu đô thị Sala, 142 đường B2, Phường An Lợi Đông, Quận 2, TP. HCM
Email: contact@pantrading.vn