1) Đồ vải phải được giặt khử khuẩn tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và đạt các tiêu chuẩn dưới đây:
- Không có mùi hôi, không có vết bẩn nhìn thấy được.
- Khô.
- Không thủng rách.
- Đủ khuy, dây buộc.
- Quần áo nhân viên phải được là phẳng và trả bằng mắc áo.
- Ga trải giường được là phẳng, không nhăn nhúm.
2) Đồ vải sạch khi vận chuyển phải được gói kín (trừ đồ y phục được trả bằng mắc áo) và được vận chuyển bằng xe sạch.
3) Đồ vải sạch được lưu giữ bảo quản trong tủ/kho đồ vải sạch cho tới khi sử dụng.
4) Đồ vải phục vụ phẫu thuật, thủ thuật được đóng gói theo bộ và được phát ra dưới dạng vô khuẩn.
Nhà giặt bệnh viện không đúng chuẩn
>> Xem thêm: Máy sấy đồ vải công nghiệp
QUY TRÌNH HỦY VÀ DỰ TRÙ ĐỒ VẢI
Nhằm đảm bảo cung cấp đủ đồ vải (ĐV) đạt tiêu chuẩn cho các hoạt động chuyên môn và phòng ngừa ô nhiễm cho nhân viên y tế, bệnh nhân, thân nhân và môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải bẩn.
Đồ vải đã được giặt sạch và khử khuẩn
II) Phạm vi áp dụng
Khoa Chống nhiễm khuẩn (CNK), Phòng Điều dưỡng trưởng, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Hành chính quản trị.
III) Quy định cụ thể
1. Tiêu chuẩn đồ vải cần hủy
- Quá cũ nát, không đảm bảo thẩm mỹ.
- Rách không sửa chữa được.
- Thay đổi màu sắc, loang lổ không thể khắc phục được.
- Không đúng quy cách, không đáp ứng nhu cầu chuyên môn.
- Y phục đã sử dụng trên 3 năm.
2. Quy trình hủy đồ vải: Hàng quý bệnh viện thành lập Hội đồng hủy đồ vải và thực hiện huỷ
Đồ vải theo quy trình sau:
a) Hủy đồ vải định kỳ
- Điều dưỡng trưởng, thủ kho đồ vải Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn căn cứ vào tiêu chuẩn đồ vải hủy lập danh sách chủng loại và số lượng đồ vải cần huỷ kèm theo tờ trình thành lập Hội đồng hủy đồ vải gửi Ban giám đốc. Đồ vải được hủy định kỳ 3 tháng/lần
- Ban giám đốc ra quyết định thành lập Hội đồng hủy đồ vải, gồm Phó giám đốc phụ trách kinh tế, Phòng Tài chính kế toán, phòng Hành chính quản trị và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Hội đồng tiến hành hủy đồ vải: Kiểm tra thực tế, quyết định chủng loại và số được hủy, quyết định phương thức hủy (đốt, sử dụng vào mục đích khác hoặc thanh lý và nộp tiền vào phòng TCKT), lập biên bản hủy đồ vải.
- Căn cứ vào biên bản hủy đồ vải, Điều dưỡng trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn lập dự trù bổ sung lượng đồ vải hủy.
IV) Trách nhiệm
1) Khoa Chống nhiễm khuẩn: lập kế hoạch hủy đồ vải.
2) Phòng Tài chính kế toán, Hành chính quản trị: Phối hợp khoa Chống nhiễm khuẩn tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình hủy, dự trù đồ vải.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề cần giải đáp hoặc có nhu cầu đặt mua máy giặt, vắt công nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ ngay với Máy giặt công nghiệp Pantrading của chúng tôi qua Hotline: 0919.302.879